MÓN ĂN CHO NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP

10:10 PM |
Thoái hóa khớp tình trạng thoái triển của khớp, xảy ra chủ yếu ở người nhiều tuổi và đặc trưng bởi tình trạng loét ở sụn, quá sản của tổ chức xương ở bờ khớp tạo thành các gai xương, tình trạng xơ xương dưới sụn và các biến đổi về hóa sinh và hình thái của màng hoạt dịch và bao khớp.


MÓN ĂN CHO NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP
Bí xanh 


Một chế độ ăn uống hợp lý vừa giúp tăng sức khỏe vừa giúp cho bệnh nhân có thể điều trị tốt bệnh của mình.

Một số món ăn giúp giảm đau cho thoái hóa khớp 

Bài 1: Bí xanh 500g, xương sườn lợn 250g, nấu canh ăn, nên ăn nhạt, dùng chữa giai đoạn phát cơn, chủ yếu là giai đoạn sưng, ít nóng đỏ, hoặc giai đoạn giải trừ bệnh để giữ gìn sức khỏe, phòng tái phát.

Bài 2: Mướp tươi 250g, đậu phụ non 250g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn, dùng chữa giai đoạn phát cơn cấp tính có sưng, nóng đỏ đau ở mức độ nhẹ.

Bài 3: Đậu xanh 100g, ý dĩ nhân 50g, đường cát, hoa quế vừa đủ, nấu canh ăn điểm tâm, sớm tối ngày 2 lần, dùng chữa giai đoạn cấp tính, sưng nóng đỏ đau rõ rệt, hạn chế cử động.

Bài 4: Hồng táo 10 quả, ý dĩ nhân 50g (không dùng đường) nấu canh ăn điểm tâm, chia 2 lần sớm tối ăn hết, dùng chữa giai đoạn giải trừ dần, sưng đau không còn rõ nữa, chỉ còn mệt mỏi.

Bài 5: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 25g, bách hợp tươi 100g. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng, đậu xanh và ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi, đun nhỏ lửa tới khi đậu nhừ, sau thêm bách hợp cùng nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, sớm tối mỗi lần ăn một bát con, dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ đau nhiều.

Bài 6: Bột bạch phục linh 20g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Xích tiểu đậu nấu tới mười phần chín năm, rồi thêm gạo tẻ và đại táo vào nấu cháo, khi sắp đặc, thêm bột phục linh vào nấu thành cháo đặc, dùng chữa khớp gối sưng lan, hơi nóng.

Bài 7: Nam ngũ gia bì 50g, gạo nếp 500g, ngũ gia bì rửa sạch, thêm nước ngâm no, sắc nước, cứ 30 phút lấy nước sắc một lần, cộng lại 2 lần, đem nước đó nấu với gạo nếp thành cơm nếp hơi khô, để nguội, thêm men rượu vừa đủ, trộn đều, lên men thành rượu cái. Mỗi ngày lượng vừa đủ ăn trong bữa ăn, dùng chữa giai đoạn giải trừ dần, có đau mỏi không chịu được gió lạnh.

Bài 8: Đậu tương 30g, hồng trà 2g, muối ăn 0,5g, nước 500ml. Nấu đậu tương tới chín, lấy nước, thêm hồng trà, muối ăn đun sôi. Mỗi lần uống 100ml, chia 4 lần, sau ăn đậu tương, mỗi ngày một thang, có tác dụng thông ẩm tiêu sưng, dùng chữa khớp gối sưng khá rõ nhưng không nóng đỏ.
Chi tiết…

DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

6:19 AM |
Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống vận động, bao gồm cơ, xương, khớp và các tổ chức quanh khớp (đầu xương, bao khớp, màng hoạt dịch, gân cơ và dây chằng). Có hơn 100 bệnh lý khớp, phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis), lãng xương (osteoporosis), gút (gout).
DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong bệnh chữa bệnh xương khớp:



Bệnh xương khớp là một bệnh mãn tính, gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, có thể dẫn đến tàn phế, mất khả năng lao động mà điều trị lại rất tốn kém. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm đẩy lui những đợt bệnh cấp tính, vì vậy nhiều người bệnh đã tự tìm mọi cách để khống chế, nghe mách bảo lẫn nhau từ thuốc men đến cách ăn uống chọn lựa thực phẩm, thậm chí kiêng khem đến mức bị suy dinh dưỡng nhưng bệnh vẫn cứ ngày càng nặng dần.

Cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học chứng minh loại thực phẩm nào có thể điều trị lành bệnh khớp hoặc gây ra bệnh. Ngoại trừ, bệnh gút dễ bị tấn công nếu chế độ ăn chứa quá nhiều chất purin làm tăng lượng acid uric trong máu. Có một số loại thực phẩm có thể gây xuất hiện những đợt viêm khớp cấp trong bệnh viêm khớp dạng thấp và người bệnh cho chúng là nguyên nhân của bệnh, nhưng sự thật với người bệnh khác có thể không xảy ra.

Thực tế chỉ có một chế độ ăn hợp lý mới mang lại lợi ích cho người bệnh, giúp người bệnh đủ khả năng chống lại những đợt bệnh tấn công, đồng thời cũng giúp người bệnh phòng một số bệnh mãn tính khác như: đái tháo đường, cao huyết áp, tăng cholesterol máu... góp phần làm nặng nề thêm bệnh khớp.

Thế nào là ăn uống hợp lý?

Đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể để duy trì mức cân hợp lý. Cân nặng cơ thể gọi là hợp lý khi BMI = 18,5 - 23. Nếu BMI dưới 18,5 là thiếu cân, trên 23 là thừa cân.

Nếu bị thiếu cân, cần tăng thêm năng lượng ăn vào để tăng cân. Ngoài 3 bữa chính nên thêm 2 - 3 bữa phụ, chú ý các món ăn giàu năng lượng như: chiên xào, sữa béo, thêm vào sau bữa chính các món ăn như: trái cây ngọt, bánh ngọt, tàu hủ… Lưu ý: sau những đợt viêm cấp sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều, mất các chất dinh dưỡng, ăn uống kém do đau đớn, sốt, rất dễ bị suy dinh dưỡng, cơ thể giảm sức đề kháng. Do đó, càng phải ăn uống nhiều hơn.

Nếu bị thừa cân, cần giảm năng lượng ăn vào để giảm cân. Hạn chế các món ăn béo ngọt, chiên xào, không ăn nhiều vào cữ tối, thay vào đó là các món rau, đậu, trái cây. Tăng thời gian vận động thể lực để tăng tiêu hao năng lượng. Đặc biệt người bệnh thoái hóa khớp, loãng xương, gút hay gặp ở tuổi trung niên, có tình trạng thừa cân béo phì kèm theo làm tăng gánh nặng lên các khớp, gây đau đớn, hạn chế vận động có thể dẫn đến xẹp các đốt sống, mòn khớp, cứng khớp, biến dạng khớp. Ngoài ra, thừa cân béo phì còn là nguy cơ của các bệnh lý mãn tính khác như: tăng huyết áp, tăng lipid máu, đái tháo đường, ung thư… Do đó, giảm cân sẽ giúp giảm gánh nặng cho khớp và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết:

  • Ăn nhiều các loại rau quả: mỗi ngày nên ăn hơn 300g rau các loại và hơn 200g trái cây, để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, -caroten, khoáng chất kali, magiê là những chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa.
  • Ăn đủ thức ăn giàu đạm: đạm động vật như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, sò. Đạm thực vật như: tàu hủ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ. Mỗi ngày nên ăn trung bình 50g thịt, 50 -100g cá, 100g đậu hủ, 30g đậu đỗ, trứng 3 - 4 quả/tuần. Nếu cholesterol máu cao hoặc có sỏi mật ăn 1 - 2 quả/tuần. Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo omega-3 có trong cá có thể giúp giảm viêm khớp.
  • Sữa: nên uống 2 - 3 ly/ngày. Nếu có thừa cân hoặc cholesterol máu cao thì thay bằng sữa tách béo. Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt giàu canxi rất cần thiết cho người bệnh xương khớp.
  • Chất béo: nên ăn vừa phải, chọn các loại dầu thực vật như: dầu mè, dầu nành, dầu phộng... trung bình 20g/ngày. Nếu thừa cân nên giảm thức ăn chiên xào, ăn thịt nạc bỏ da, các món kho luộc hấp. Nếu thiếu cân suy dinh dưỡng, cần tăng thêm chất béo trong thức ăn.
  • Ăn đủ thức ăn giàu bột: cơm, mì, nui, bắp, khoai, củ… để không bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Nên ăn gạo lức, thêm khoai củ, bắp để tăng chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
  • Tránh ăn quá mặn, quá ngọt: lưu ý ở các bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường, thận. Một số thuốc điều trị bệnh khớp có tác dụng giữ natri, mất kali hoặc các thuốc tráng dạ dày dùng kèm có tác dụng giữ natri, canxi, magiê.
  • Tránh dùng rượu và các chất kích thích thần kinh: các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc, gây bất lợi trong điều trị.

Ăn uống trong bệnh gút


Bệnh gút là loại bệnh khớp duy nhất mà chế độ ăn đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh. Nên hạn chế những thức ăn giàu purin, làm tăng acid uric trong máu, đặc biệt trong những đợt bị gút cấp tính. Các thực phẩm dễ làm tăng acid uric trong máu được chia thành 2 nhóm.

  • Nhóm 1: nhiều purin: gan, cật, óc, lá lách, trứng cá, cá sardine, cá trích, cá hồi, heo, nấm, măng tây, bia, sô-cô-la, cacao...
  • Nhóm 2: chứa purin trung bình: heo, bò, gà, vịt, hải sản, cua, tôm, đậu đỏ, cải, bó xôi, bông cải.
  • Nhóm 3: chứa ít purin: ngủ cốc, bơ, dầu mơ, rau quả.

Các thức uống làm tăng acid uric máu: rượu, cà phê, trà, nước uống có coca.


Người bị bệnh gút nên loại bỏ thức ăn nhóm 1, đặc biệt các đợt gút cấp tấn công, hạn chế nhóm 2. Nên ăn thịt nạc, trứng, đậu hủ, sữa giảm béo. Rượu bia 1 - 3 ly/ tuần, nên uống nhiều nước 2 - 3 lít/ngày để tăng thải acid uric theo nước tiểu.

Bệnh xương khớp là một bệnh mãn tính, với những đợt tấn công cấp tính gây đau đớn, điều trị tốn kém nhưng lại hạn chế kết quả điều trị và có khả năng gây tàn phế, giảm chất lượng sống của người bệnh. Muốn điều trị tốt cần phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó ăn uống hợp lý sẽ giúp cho người bệnh đủ sức chống đỡ những cơn cấp tính, phòng ngừa một số bệnh lý mãn tính, đem lại một tinh thần sảng khoái, lạc quan trong cuộc sống.
Chi tiết…

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG SINH HOẠT CHO NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP

8:18 AM |
Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất là đối với những người tuổi trung niên. Bệnh nhân thoái hóa khớp lâu ngày, do lớp sụn khớp bị bào mòn làm trơ ra đầu xương lồi lõm, các đầu dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên bệnh nhân thường cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn. Do vậy, khi thời tiết thay đổi, các cơn đau khớp sẽ kéo đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.


Một số lời khuyên cho bệnh nhân thoái hóa khớp :

 Ăn uống, duy trì cân nặng hợp lý

Đảm bảo hấp thu đầy đủ các vi chất cần thiết như canxi, vitamin C, D, ăn nhiều trái cây, cá hồi, các loại hạt, rau lá xanh, cải xoăn… Hạn chế các chất kích thích, thịt đỏ, chất béo bão hòa, đồ ăn quá chua, quá mặn… Đặc biệt, duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực cho các khớp, giúp khớp không bị thoái hóa sớm.

Vận động phù hợp

Càng bị đau nhức xương khớp người bệnh càng sợ cử động, dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh càng nặng thêm. Vì vậy, khi bị đau khớp vẫn cần vận động phù hợp để khớp được “hô hấp”, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất từ dịch khớp. Những môn thể thao nên tập gồm bơi lội, khiêu vũ, uốn dẻo... dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ. Ngược lại, cần tránh bóng đá, bóng chuyền, tennis, mang vác nặng

Giữ khô và ấm cho cơ thể

Khi trời trở lạnh, cần mặc đủ ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, tất… Hạn chế chân, tay bị ẩm ướt, cần nhanh chóng lau khô người khi đi mưa. Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng cần làm nóng/ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu hoặc chườm nóng. Không nên xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau).
  
Không tự ý dùng thuốc giảm đau

Khi khớp bị đau nhức, nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định điều trị phù hợp. Không nên tự chẩn đoán bệnh và tự ý mua thuốc giảm đau về dùng (thường chứa corticoid dễ gây tổn thương dạ dày, phù nề, suy giảm hệ miễn dịch). Tránh áp dụng các phương cách điều trị truyền miệng, các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có chứng cứ nghiên cứu khoa học rõ ràng.

Chăm sóc sụn khớp mỗi ngày

Thoái hoá sụn là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp và viêm khớp - những bệnh lý gây đau đớn khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, mỗi người cần chủ động nuôi dưỡng sụn khớp một cách khoa học để phòng ngừa bệnh khớp đến sớm và tăng nặng. Sử dụng dưỡng chất sinh học UC-II giúp tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp hiệu quả, từ đó phòng tránh và giảm thiểu các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi.


Chi tiết…

BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP NÊN ĂN GÌ

10:41 PM |
   Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến thường gặp nhiều ở người cao tuổi, bệnh này là hiện tượng già đi của sụn khớp cùng các bộ phận khác của cơ thể, các bộ phận sẽ yếu đần theo thời gian. Từ 70 trở đi hầu hết tất cả mọi người đều có dấu hiệu mắc phải bệnh thoái hóa khớp.
     Tổn thương khớp thường gặp ở cột sống nhất là vùng thắt lưng và cột sống cổ, ở chi dưới thì thường bị các khớp gối, khớp hang, ở các chi trên thì thường bị khớp vai.Thoái hóa khớp, bệnh phổ biến ở người cao tuổi,

BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP NÊN ĂN GÌ

Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp :

Nên dùng các loại thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển tôm, cua sò.

Cần bổ sung thêm vitamin D, B, K, acid folic, calcium, sắt có chứa trong các loại rau.

Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ôliu…

Tăng cường các loại trái cây như: đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

Có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa Glucosamin, Chodroitin Boswellia Serrata: có tác dụng chống viêm đau trong bệnh khớp, Curcuma longa là rất cần thiết trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp.

Những thực phẩm không tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp

Cần tránh tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng nên hạn chế sử dụng.

Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối.

Hạn chế hoặc không dùng các đồ uống có cồn như rượu, bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác; không nên hút thuốc.

Chế độ sinh hoạt

Để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do bệnh thoái hóa khớp gây ra thì trong sinh hoạt cũng như ăn uống, nên lưu ý những điều sau đây:

Giảm cân, cải tạo cơ địa, thay đổi các thói quen xấu làm tăng chịu lực của khớp (ngồi xổm, xách nặng…).

Giảm cân là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi nó sẽ giúp giảm áp lực cho khớp. Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp, cho nên người béo phì cần cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.

Tập luyện: Tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi đau, đi với gậy chống nếu cần, các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp, tránh tình trạng để cho các khớp bị “ì”, ít hoạt động.

Vật lý trị liệu: Mục đích tránh teo cơ, duy trì độ vận động của khớp. Cường độ tập luyện cần điều chỉnh tùy từng bệnh nhân, tùy từng vị trí của thoái hóa mà có các bài tập khác nhau

Phát hiện và điều trị sớm các dị dạng bẩm sinh, điều trị tích cực bệnh lý xương khớp kèm theo
Chi tiết…

CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG DÀNH CHO BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

7:27 PM |
Bài viết này sẽ chia sẻ các thông tin liên quan đến chế độ ăn dành cho người mắc bệnh về xương khớp làm sao có đầy đủ dinh dưỡng nhất đồng thời không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Trước tiên hãy cũng mình tìm hiểu một cách khái quát về bệnh viêm xương khớp nhé!


Chế độ ăn kiêng dành cho bệnh viêm xương khớp
Ngày này bệnh về xương khớp đã và đang trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia làm 2 nhóm chính: Viêm xương khớp do thoái hóa và viêm xương khớp do viêm. Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, đã đạt được một số tiến bộ và hiểu biết đáng kể.

Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng trong bệnh xương khớp:
  • Quá trình viêm xương khớp là quá trình tạo thành các sản phẩm hoạt hóa sinh học của các acid béo, đó là Prostaglandin và Leucotriene dẫn xuất từ acid béo thiết yếu. Acid Arachidonic; các dẫn xuất hoạt hóa này có thể thay đổi thành phần acid béo trong thức ăn.
  • Acid Arachidonic là thành phần của Phospholipid màng tế bào là cơ chất của men Cyclooxygenase và Lipooxygenase.
  • Cyclooxygenase là men hoạt hóa acid béo tạo thành Prostaglandin và Thromboxane, hai chất này kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, Prostaglandin E gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau.
  • Sử dụng thức ăn từ hải sản, dầu cá có chứa acid béo kép không no type n-3 bao gồm acid Eicosopentaenoic (EPA, C20:5) và acid Docosahexaenoic (DHA, C22:6) có thể thay thế acid Arachidonic của màng tế bào. Hai acid EPA và DHA cũng là cơ chất cho men Lipooxygenase để tạo thành Leucotriene B5 - LTB5 ít kích thích viêm và ít gây dính tiểu cầu hơn là Leucotriene B4 dẫn xuất từ acid béo thiết yếu Arachidonic. Bữa ăn sử dụng từ dầu cá thay mỡ đã được chứng minh trong một số công trình lâm sàng là có tác dụng giảm đau và giảm sưng khớp.
Chế độ ăn cho người bệnh xương khớp thường gặp:

1. Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp, cho nên người béo phì cần giảm cân, cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.
2. Người có tình trạng dinh dưỡng kém mà bị viêm đa khớp dạng thấp, nên ăn nhiều hơn bình thường bằng cách ăn thành nhiều bữa nhỏ (bữa phụ) để dung nạp tốt hơn.
3. Bệnh gout
Cần có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, hạn chế tối đa chất đạm để làm giảm lượng acid uric trong máu, tinh thể uric lắng đọng trong khớp như:

Thực phẩm không nên dùng:
  • Gan, thận, tim, trứng cá, cá trích, cá mòi, thịt bò, thịt gà lôi, chim bồ câu, ngỗng, sò...
  • Đặc biệt không dùng chất đạm này chung với bia, rượu mạnh hoặc rượu vang đỏ.
  • Các loại đậu, cây họ đậu, măng tây, súp lơ, nấm.
  • Tránh uống rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chocolat.
  • Tránh dùng mỡ động vật.
Thực phẩm nên dùng:
  • Ăn nhiều rau, trái cây tươi, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Nên dùng dầu đậu nành, dầu hạnh nhân.
  • Tập thể dục đều đặn.
4. bệnh thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp cần ăn:
  • Thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển, tôm, cua, sò.
  • Ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch...
  • Bổ sung thêm: vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có chứa trong các loại rau.
  • Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu...
Tóm lại, viêm xương khớp là loại bệnh ngày càng phổ biến và trở thành mối quan tâm của ngành y tế nước nhà. Việc điều trị chủ yếu hiện nay vẫn sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid và gluco corticoide.
Các thuốc kháng viêm không steroid gây giảm tổng hợp Prostaglandin nhờ ức chế men Cyclooxygenase.
Corticoid ức chế hoạt hóa men Phospholipase A2 gây giảm giải phóng acid béo thiết yếu Arachidonic từ màng tế bào, do đó giảm sản xuất Prostaglandin, Thromboxane A2, và giảm viêm.

Thức ăn nên tránh:

Bệnh nhân viêm khớp không nên ăn bắp
Tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng không nên có trong khẩu phần của người đang uống thuốc kháng viêm.
Không ăn bắp khi khớp đang đau vì trong bắp có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp.
Việc dùng chế độ dinh dưỡng để thay thế việc dùng thuốc hoàn toàn trong lúc đang viêm khớp là quan niệm thiếu thực tế. Nhưng việc bạn áp dụng cách ăn uống một cách chọn lọc nhằm thu ngắn thời gian phải dùng thuốc là điều hoàn toàn khả thi. Mình khuyên bạn đừng quên sử dụng thuốc một cách hợp lý, vì hễ dư thừa sẽ trở thành thuốc... độc!
Chi tiết…

6 LOẠI THỰC PHẨM CHO CHỊ EM PHỤ NỮ GIẢM ĐAU DO VIÊM KHỚP

1:00 PM |
Bệnh viêm xương khớp hay còn gọi là bệnh thoái hóa khớp là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, các khớp có thể bị đau từ trung bình đến đau dữ dội và thậm chí khớp có thể bị biến dạng. Có 1 số thuốc điều trị bệnh xương khớp Muốn giảm các triệu chứng đau khớp dứt điểm không chỉ nhờ vào tập luyện và thuốc men, mà còn phải chú trọng chế độ ăn giúp xoa dịu các khớp bị chứng viêm hành hạ. 

* Điều trị thoát vị đĩa đệm nhờ thảo dược tươi
* Cách điều trị thoát vị đĩa đệm
* Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là 6 loại thực phẩm giúp giảm đau do viêm khớp.

Thực phẩm giảm đau do viêm khớp

1. Nước ép lựu

Nếu bạn bị đau đầu gối, cánh tay, hông hãy thử loại hoa quả có nguồn gốc Ba Tư có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa này. Nó có thể bảo vệ sụn của bạn.

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Case Western Reserve ở Cleveland, Mỹ đã cho chiết xuất lựu lên các mẫu mô của sụn bị tổn thương do viêm xương khớp mạn tính. Kết quả cho thấy loại nước này làm giảm hàm lượng các chất hóa học gây viêm liên quan tới sự quá phát của loại enzyme nào đó. Với số lượng bình thường, loại enzyme này là cần thiết cho thay thế sụn nhưng khi nó sản sinh quá nhiều – như trong bệnh viêm xương khớp – sẽ làm cho sụn bị mòn đi.

2. Thực phẩm giàu acid béo omega-3

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người bị viêm khớp ăn nhiều cá có dầu dường như ít bị viêm và đau hơn so với những người không ăn nhiều.

Một nghiên cứu cho thấy cũng giống như aspirin, các acid béo omega-3 giúp tăng cường sản sinh resolvins, vốn có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào viêm. Đây là tin vui cho những người bị viêm khớp xương mạn tính đặc biệt là những người bị viêm khớp dạng thấp.

3. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

6 loại thực phẩm cho chị em phụ nữ giảm đau do viêm khớp 1

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã từng nghi ngờ các gốc tự do, mà các phân tử không ổn định của chúng tấn công các tế bào khỏe mạnh, là tác nhân gây viêm khớp. Một nghiên cứu của Nhật Bản mới đây chỉ ra rằng chính các gốc tự do phá hoại khả năng duy trì và tái tạo của sụn. Những người bị viêm khớp có xu hướng có nhiều phân tử gốc tự do hơn và do vậy, họ cần phải dung nạp nhiều hơn các chất chống oxy, đặc biệt là vitamin C và beta-carotene từ thực phẩm.

Vitamin C trong trái cây như cam và quả kiwi và zeaxanthin, một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong các loại rau lá xanh cũng làm giảm nguy cơ này. Những loại rau lá xanh (như rau bina, lá củ cải) cũng chứa nhiều vitamin E và một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung lượng lớn loại vitamin này cũng giúp giảm đau do viêm khớp xương, đặc biệt là khi kết hợp với vitamin C (250 tới 500 miligram/ngày)

4. Quả dứa

Bromelain, loại enzyme tiêu hóa protein có trong loại trái cây nhiệt đới này có tác dụng giảm viêm. Nó có tác dụng giảm đau do viêm xương khớp giống một số loại thuốc chống viêm như ibuprofen, ít nhất là khi nó được dùng dưới dạng bổ sung. Một số nghiên cứu về bổ sung bromelain cho thấy nó cũng có thể giảm đau do viêm khớp dạng thấp.

Ăn dứa giữa các bữa chứ không ăn cùng bữa ăn, loại enzyme này còn giúp bạn tăng cường tiêu hóa thức ăn. Hãy chọn dứa tươi hoặc để lạnh, không nên ăn dứa đóng hộp hoặc nước ép dứa.

5. Đồ gia vị chống viêm

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều loại gia vị có tác dụng chống viêm. Gừng và nghệ chứa hợp chất curcumin có tác dụng ức chế các enzyme và protein thúc đẩy viêm. Một số nghiên cứu cho thấy gừng và nghệ đặc biệt giúp giảm đau và sưng ở những người bị viêm khớp.

Đinh hương chứa hóa chất chống viêm eugenol. Trong các nghiên cứu trên động vật gần đây, eugenol có tác dụng ức chế COX-2, loại protein thúc đẩy viêm. Đinh hương, nghệ và gừng cũng chứa các chất chống oxy hóa có vai trò làm chậm sự phá hủy sụn và xương do viêm khớp.

6. Trà xanh và các loại cam quít

Nhóm thực phẩm này cùng chứa quercetin. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật đều chỉ ra rằng loại hợp chất hóa học này đóng vai trò là chất chống viêm và chống oxy hóa đầy quyền năng.

Nghiên cứu trước đây trên động vật cho thấy trà xanh giúp dự phòng hoặc giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Và theo nghiên cứu về Sức khỏe phụ nữ Iowa, những người uống hơn 3 cốc trà mỗi ngày giảm 60% khả năng bị viêm khớp dạng thấp so với những người không uống.
Chi tiết…

BÀI TẬP DÀNH CHO NGƯỜI BỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI VÀ HÁNG

9:07 PM |
Bệnh thoái hóa khớp gối và háng là nguyên nhân gây ra đau và hạn chế vận động ở người cao tuổi. Thói quen tập thể thao không làm biến mất tình trạng thoái hóa nhưng có thể làm giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hiệp hội Thấp khớp Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến việc tập thể thao là một phần quan trọng trong chương trình điều trị thoái hóa khớp.

Chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một chương trình luyện tập thành công bao gồm:
  • Chương trình tập học đi bộ cơ bản ba tháng, sau đó là 15 tháng đi bộ tại nhà.
  • Chương trình đi bộ cơ bản gồm đi bộ trên đường tập đi trong nhà ba lần mỗi tuần.
  • Sau đó là chương trình đi bộ ở nhà gồm ba lần mỗi tuần đi bộ trên con đường gần nhà. Mỗi lần tập cần mười phút làm nóng và làm nguội với 40 phút tập duy trì nhịp tim ở khoảng 50-70% nhịp tim tối đa.

Các bài tập có kháng lực tiến hành song song với bài tập hiếu khí nêu trên. 40 phút tập bài tập kháng lực gồm hai lần tập với mỗi lần khoảng 12 lần lặp lại động tác bao gồm chín động tác: duỗi cẳng, gập cẳng, bước lên bậc tam cấp, nhón gót, hai tay kéo tạ hay vật nặng, ngồi nâng vật nặng bằng hai tay từ sau ót lên, gập duỗi khuỷu với vật nặng và nghiêng xương chậu.

Trọng lượng vật nặng hay tạ được bắt đầu bằng số ký nhẹ nhất (khoảng 1kg) và tăng dần sao cho người tập có thể thực hiện hai đợt, mỗi đợt khoảng mười lần lặp lại động tác. Khi người tập đạt đến mức cảm thấy bình thường và có thể thực hiện 12 lần lặp lại động tác mỗi đợt tập trong vòng ba ngày liên tiếp thì có thể nâng trọng lượng tạ lên.

Các bạn có thể đọc thêm bài viết : "Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả".

Theo Tuoi tre - BS. Tăng Hà Nam Anh
Chi tiết…

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

9:30 PM |
Để có sức khỏe tốt , phòng chống cách chữa bệnh xương khớp thì chế độ dinh dưỡng luôn giữ một vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi chúng ta. Đối với những người đang bị bệnh và phục hồi sức khỏe thì vai trò của chế độ dinh dưỡng lại càng quan trọng. Tuy nhiên có 1 số bệnh nhân thoát vị địa đệm cho rằng: chế độ dinh dưỡng lại ko hề có ảnh hưởng gì tới tình trạng bệnh tật của mình, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. 




CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Điều trị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì 

Người bị thoát vị đĩa đệm cần đặc biệt chú trọng tới chế độ ăn uống của mình để giữ 1 trọng lượng cơ thể ở mức cho phép, tăng cân sẽ khiến bộ xương của bạn phải làm việc nhiều hơn, chịu tải lớn hơn và đương nhiên tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất không chỉ có tác dụng chữa lành bệnh một phần nào mà nó còn có thể hỗ trợ việc kiểm soát các triệu chứng mãn tính của cơ thể, và nó là công cụ cần thiết để xây dựng và duy trì các mô khoẻ mạnh.

Đối với bệnh nhân điều trị thoát vị đĩa đệm và chữa bệnh xương khớp thì chế độ ăn uống cần tập trung vào việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sụn khỏe mạnh, vì đó là những gì các annulus fibrosus được tạo thành. Các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe sụn bao gồm Ơ nhiều các loại tự nhiên giàu vitamin C, E và D, cũng như bổ sung glucosamine và chondroitin.

Ngoài ra nên lựa chọn nhiều loại thực phẩm giàu canxi để hỗ trợ sức khỏe của hệ xương nói chung và của xương sống nói riêng.

Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn nhiều người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý một vài điểm: 

Thực phẩm giàu canxi: sữa và các thực phẩm từ sữa. 

Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, protein nạc như cá, thịt gà và các loại đậu 

Nên uống nhiều nước giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể 

Nên tập thể dục nhẹ nhàng, giúp duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ cho phép. 

Khi ngủ nên nằm trên một mặt phẳng cứng, sử dụng một lớp đệm mỏng vừa phải, tránh nằm giường mềm, ngủ ở tư thế nằm ngửa co gối là thích hợp nhất, phải nắm rõ tư thế lên xuống giường chính xác. 

Khi đi lại, làm việc cần giữ tư thế đúng, tránh những tư thế có thể gây hại cho cột sống lưng, không nên giữ một tư thế trong thời gian lâu. 

Đối với những bệnh nhân bệnh thoát vị đĩa đệm phải lao động chân tay cần có ý thức để bảo vệ lưng, tránh những động tác gây ảnh hưởng tới lưng. 

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi tổng hợp ở trên sẽ phần nào cung cấp thêm một số kiến thức cho những người đang bị thoát vị đĩa đệm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Chi tiết…

NÊN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG BỆNH THOÁI HÓA KHỚP ?

2:49 AM |
Ông cha ta từ xưa có câu: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Đó luôn là 1 chân lý muôn đời! Khi mà tuổi thọ con người già đi thì chúng ta càng có cơ hội đối mặt với thoái hóa khớp cao hơn và phòng chữa bệnh xương khớp để có cơ thể khỏe mạnh hơn. 


Nên làm gì để phòng bệnh thoái hóa khớp


Vậy làm sao để phòng ngừa hay đúng hơn là làm chậm sự xuất hiện của bệnh, chúng ta phải làm sao? Gác bỏ qua 1 bên yếu tố di truyền có tính chất “định mệnh” và thời gian “không ngăn cản được”, các yếu tố gây thoái hóa khớp gối khác chúng ta có thể tác động được.

- Trước hết là phòng tránh chấn thương, tai nạn. Nếu ko may bị gãy xương hoặc bong gân, nên chọn cho mình những người thầy thuốc chuyên khoa vững tay nghề để được điều trị đúng mức, không nên dễ dãi điều trị ở các “lang vườn, bác sĩ không chuyên”.


- Phòng chống nhiễm trùng khớp, đặc biệt tránh lạm dụng việc chích corticosteroid vào khớp và kiểm soát các bệnh mạn tính nếu có. Cần phát hiện kịp thời các hệ tật bẩm sinh hệ cơ – xương – khớp và điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao, bảo đảm chế độ làm việc và vệ sinh lao động để có một hệ cơ – xương – khớp “trẻ trung và vững chắc”, tránh mập phì, tránh các bệnh nghề nghiệp…


- Khi phát hiện bị thoái hóa khớp gối , điều quan trọng là không lo âu, hốt hoảng, bình tĩnh nhìn vào sự thật, chấp nhận “sống chung hòa bình” với bệnh nếu có triệu chứng. Còn nếu chỉ có thấy tổn thương X-quang mà không có triệu chứng thì chẳng có gì mà đáng phàn nàn. Điều cốt lõi là tìm hiểu xem bệnh thoái hóa khớp có đi kèm bệnh lý nào khác không để nhờ bác sĩ kiểm tra đến nơi đến chốn. Đồng thời phải xây dựng chế độ làm việc, sinh hoạt thích hợp , bảo vệ tối đa khớp bị bệnh, tập vật lý trị liệu đúng bài bản, sử dụng thuốc 1 cách cẩn trọng và đúng mức theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vấn đề phẩu thuật được đưa ra khi cần thiết.


Suy cho cùng bản thân thoai hoa khop là một phần của cuộc đời người (và của cả động vật có hệ xương – khớp), bệnh chỉ gây phiền toái nhưng không gây tử vong. Âu cũng là chuyện thường tình khi qua một thời gian chịu đựng sức đè nén (tổng cộng có thể lên tới hàng triệu tấn) thì khớp bị hư mòn, thoái hoá. Thế nên cần phải thích nghi với bệnh để vẫn mãi yêu đời mà sống. Điều vần suy nghĩ là chăm sóc, bảo vệ các khớp đã có quá trình phục vụ, cống hiến và “tu sửa, bảo dưỡng” khớp khi cần.

Bài viết tham khảo

Chi tiết…

UỐNG SỮA HÀNG NGÀY GIÚP PHỤ NỮ TRÁNH ĐƯỢC BỆNH VIÊM KHỚP

1:07 AM |


Hiện nay các bệnh xương khớp đã trở lên khá phổ biến. Vậy làm sao để phòng tránh được căn bệnh này? Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc về lợi ích của việc uống sữa trong việc phòng ngừa bênh viêm xương khớp. Với một cốc sữa mỗi ngày sẽ giúp chị em tránh được bệnh viêm khớp rất hiệu quả đó nhé. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về tác dụng của sữa đối với sức khỏe nhé.
Nếu bạn là phụ nữ, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ sữa (kể cả sữa không béo hoặc ít béo), bao gồm cả việc tránh tình trạng đầu gối bị lỏng lẻo, đau do viêm khớp. Đây là ích lợi của sữa đối với sức khỏe phụ nữ , kết luận này được rút ra từ 1 một nghiên cứu mới của Mỹ.

Viêm xương khớp (viêm khớp) là một kiểu bệnh thoái hóa khớp gây đau và sưng khớp ở tay, hông, hoặc đầu gối. Tiến sĩ Bing Lu, tại Brigham & Women ở Boston, nói: "Tiêu thụ sữa đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của xương nhưng nó có tác dụng với phụ nữ nhiều hơn. Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu lớn nhất điều tra tác động của lượng sữa đối với sự phát triển của viêm khớp đầu gối".

Uống sữa hàng ngày giúp phụ nữ tránh được bệnh viêm khớp
Một ly sữa mỗi ngày có thể giúp chị em phụ nữ tránh được bệnh viêm khớp rất hiệu quả. Ảnh minh họa


Hơn sáu triệu người ở Anh bị viêm xương khớp ở một hoặc cả hai đầu gối, trong đó,1/5 là nhóm người 50 tuổi và một nửa số người trong đó ở độ tuổi trên 80, theo tổ chức nghiên cứu viêm khớp của Vương quốc Anh.

Bệnh viêm xương khớp phổ biến hơn ở phụ nữ hơn so với nam giới và hơn một triệu người lớn mỗi năm phải đi khám bác sĩ về căn bệnh này. Khi các bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của viêm xương khớp, họ sử dụng chẩn đoán hình ảnh để xác định số lượng tổn thương khớp bằng cách đo không gian tồn tại giữa các khớp. Không gian này bị thu hẹp có nghĩa là bệnh nhân đang bị mất sụn và nguy cơ viêm xương khớp ngày càng tồi tệ.

Trong nghiên cứu mới đây của Mỹ, tổng cộng có 888 nam giới và 1.260 phụ nữ bị viêm khớp đầu gối đã tham gia theo dõi, kiểm tra trong suốt 4 năm sau đó.

Khi lượng sữa mà mỗi người tiêu thụ đc tăng lên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tổn thương khớp ở phụ nữ giảm đi. Những phụ nữ ko uống sữa, uống ít hơn 3 ly/tuần, uống 4-6 ly/tuần và uống hơn 7 ly/tuần sẽ có độ giảm không gian quanh khớp lần lượt là 0.38mm, 0.29mm, 0.29mm và 0.26mm tương ứng. Những phụ nữ ăn pho mát mỗi ngày có thể làm cho bệnh nặng hơn.

lợi ích của sữa với phụ nữ
Đối với nam giới, chỉ những người tiêu thụ với hàm lượng cao mới có thể giúp cải thiện sức khỏe nói chung
Ngoài ra, các yếu tố khác như chỉ số khối cơ (BMI) và chế độ ăn uống cũng có thể làm cho bệnh thoái hóa khớp trầm trọng hơn. Riêng đối với nam giới, chỉ những người tiêu thụ với hàm lượng cao mới có thể giúp cải thiện sức khỏe nói chung.
"Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng những phụ nữ thường xuyên uống sữa có thể làm giảm sự tiến triển của bệnh viêm khớp. Nghiên cứu sâu hơn về lượng sữa và sự chậm trễ trong tiến trình viêm khớp là cần thiết", Tiến sĩ Lu cho biết.
Ông cho biết không rõ lý do tại sao sữa lại có tác dụng đó với phụ nữ nhưng đó có thể là do sự tăng nồng độ canxi cho xương khớp hoặc là 1 phần của 1 chế độ ăn uống lành mạnh giúp chống lại bệnh béo phì.
Tiến sĩ Shivani Sahni và Robert McLean, đến từ Đại học Harvard cũng đồng ý với kết luận này.

(Theo afamily)

Tham khảo các bài viết

Chi tiết…

MỘT SỐ LƯU Ý CHO NGƯỜI MẮC BỆNH KHỚP

2:57 AM |
Đau khớp là hậu quả của quá trình khớp bị viêm, thoái hóa, bị chấn thương của bệnh xương khớp … Thường những bệnh lý về khớp gặp nhiều ở người già, người có tuổi trẻ phải lao động nặng nhọc, người thừa cân, béo phì, người bị chấn thương hoặc có chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý. 


Người bị đau khớp sẽ có cảm giác đau nhức tại các khớp hay vận động thường là các khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai. Đôi khi không chỉ là cảm giác đau khớp mà còn kèm theo sưng, đỏ tại các khớp, người bệnh cảm thấy khó vận động hơn vào buổi sáng. Cảm giác đau nhức gia tăng khi trời lạnh, mưa phùn hoặc thời tiết thay đổi. Để giảm bớt các triệu chứng đau khớp, người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Chi tiết…

THỰC PHẨM GIẢM ĐAU DO VIÊM KHỚP

12:53 AM |
Ai đã bị viêm khớp chắc hẳn rất hiểu được nỗi khổ khi phải chịu những cơn đau do bệnh khớp gây ra. Muốn giảm các triệu chứng đau khớp không chỉ nhờ vào tập luyện và thuốc men, mà còn phải chú trọng chế độ ăn giúp xoa dịu các khớp bị chứng viêm hành hạ. Sau đây là những thực phẩm mà bệnh nhân viêm khớp có thể cần đến:


chữa bệnh thoái hóa khớp
Dâu tây điều trị bệnh viêm xương khớp

Dâu tây: Loại trái cây này chứa nhiều vitamin C. Một số nghiên cứu cho rằng vitamin C có thể ngăn chặn sự phát triển của chứng viêm khớp và tình trạng mất sụn thường đi kèm. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C còn có cam quýt, đào và ớt chuông đỏ.
Chi tiết…

NHỮNG CÁCH PHÒNG NGỪA ĐAU MỎI VAI GÁY TỐT NHẤT

8:07 AM |
Hầu hết mọi người có nhiều hơn 1 lần có đau mỏi vùng vai gáy, tình trạng này đã ảnh hưởng nhiều đến vận động của người bệnh. Giải pháp cho hội chứng này là gì?

NHỮNG CÁCH PHÒNG NGỪA ĐAU MỎI VAI GÁY TỐT NHẤT


1. Nguyên nhân gây bệnh

- Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thông thường nhất có thể kể đến như ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, ngồi làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế khi lái xe, gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi…
Chi tiết…

TẮM NẮNG NGỪA BỆNH VIÊM KHỚP

12:54 AM |
Các nhà khoa học tại trường Đại học Harvard gần đây đã công bố kết quả một cuộc nghiên cứu cho thấy những phụ nữ dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời ít có khả năng bị bệnh viêm khớp.


TẮM NẮNG NGỪA BỆNH VIÊM KHỚP

Nghiên cứu này bao gồm cả quá trình theo dõi tiểu sử bệnh án của 100.000 bệnh nhân nữ. Khoảng 10 năm về trước các nhà khoa học cũng đã công bố vitamin D được sản sinh dưới tác động của ánh nắng mặt trời có ảnh hưởng tích cực tới các khớp xương. Điều mà các nhà khoa học tập trung chú ý chính là lứa tuổi, địa điểm sống, điều kiện thời tiết và hiệu suất của bức xạ mặt trời tại môi trường họ ở.
Chi tiết…

CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ LUYỆN TẬP CHO NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

12:22 AM |
Cấu tạo của đĩa cột sống, tác dụng và các yếu tố gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm

Nhờ tính chất đàn hồi nên đĩa đệm có đặc tính là bộ phận giảm rung chấn, giúp cho cột sống dễ dàng thực hiện các hoạt động của mình (cúi, ngửa, nghiêng…) một cách mềm dẻo. Khi vòng sợi bao quanh bị thoái hóa, khô cứng và bị rách, nhân nhầy tràn khỏi các đốt sống, thường là về phía sau gây chèn ép tủy sống hoặc các rễ thần kinh. Hiện tượng trên gọi là thoái vị đĩa đệm. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh thoát vị là nguyên nhân chủ yếu chiếm tới 80% các trường hợp bệnh cột sống.

CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ LUYỆN TẬP CHO NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Ảnh minh họa

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoát vị cột sống thắt lưng, đó là các chấn thương cột sống, sau đó là các tư thế xấu trong lao động, công việc phải mang vác nặng thường xuyên gây quá tải cột sống.
Chi tiết…

THỰC PHẨM NÀO TỐT CHO BỆNH VIÊM KHỚP?

12:10 AM |
Để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thì việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng là một yêu cầu hàng đầu.Chế độ ăn nhiều rau xanh tốt cho người viêm khớp dạng thấp.

Trong chế độ dinh dưỡng, cần chú ý tới những loại thực phẩm giàu vitamin C, D, E, một số loại acid béo có tác dụng tốt với khớp.

Acid béo hệ Omega-3: Acid này có nhiều trong các loại cá giàu chất béo, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

THỰC PHẨM NÀO TỐT CHO BỆNH VIÊM KHỚP?
Ảnh minh họa

Thức ăn giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống.
Chi tiết…

THỰC PHẨM CẦN TRÁNH KHI BỊ VIÊM KHỚP

12:05 AM |
Bệnh khớp là một bệnh lý tự miễn điển hình với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề. Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT) biểu hiện: Sưng, nóng, đỏ, đau do viêm màng hoạt dịch của khớp, bắt đầu từ các khớp nhỏ ở ngoại biên như: Các khớp ở bàn tay, cổ tay, bàn - ngón tay, các bàn - ngón tay, bàn - ngón chân, khớp gối, đối xứng hai bên.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây và kết hợp với các thuốc đông dược như( hoàng thấp linh…) thì trong chế độ dinh dưỡng cũng không kém phần quan trọng, cần nên kiên 1 số thức ăn có nguy cơ làm bệnh viêm khớp lâu hết và khó khăn trong việc điều trị.

Giảm lượng phốt-pho đưa vào cơ thể. Do lượng phốt-pho cao sẽ dẫn đến giảm canxi, canxi bị mất đi nhiều sẽ làm bệnh tiến triển xấu đi. Các thực phẩm giàu phốt-pho là thịt ( heo, bò, chó, ngỗng), phủ tạng (tim, gan, ruột..), thịt đã qua chế biến ( xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói..).
Chi tiết…

ĂN GÌ GIÚP XƯƠNG CHẮC KHỎE PHÒNG CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP?

12:00 AM |
Để có một bộ xương chắc khỏe dẻo dai phòng tránh được bệnh thoái hóa khớp thì hai chất dinh dưỡng không thể thiếu được là: canxi và vitamin D. Canxi hỗ trợ cấu trúc xương và răng, trong khi vitamin D cải thiện sự hấp thụ canxi và tăng trưởng xương. Hai chất dinh dưỡng này không chỉ giúp duy trì sự sống cho cơ thể mà nó còn có tác dụng hạn chế đáng kể bệnh loãng xương, đau nhức xương khớp, viêm đa khớp khi có tuổi. Việc bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm lại quá trình phát triên các bệnh liên quan tới xương như bệnh loãng xương, thoái hóa, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp....

Trung bình một ngày cơ thể của chúng ta cần hấp thụ nhiều calci và vitaminD, ở người lớn dưới 50 tuổi một ngày cần nhận được 1.000mg canxi và 200iu vitamin D, với người trên 50 tuổi một ngày cần có 1.200mg canxi và từ 400 đến 600 iu vitamin D.

Việc bổ sung hàm lượng vitaminD, calci dưới dạng sữa, và nhiều loại thuốc bổ dưới dạng uống viên hoặc nước, thay vì phải luôn nhớ thời điểm thời nào nên uống thuốc bổ thì việc bổ sung thông qua chế độ ăn uống sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhanh hơn. Việc uống nhiều nước cũng là cách điều trị thoát vị đĩa đệm rất tốt.

Dưới đây là 11 loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D mà nên có trong bữa ăn của mỗi gia đình để giúp xương chắc khỏe và giúp phòng các bệnh về xương khớp.

- Sữa chua: được coi là thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa, hơn nữa nó còn chứa một lượng khá lớn vitamin D và canxi, trung bình một cốc sữa chua cung cấp 30% nhu cầu canxi, 20% nhu cầu vitamin D cho cơ thể mỗi ngày.

- Sữa: đối với nhiều người sợ uống sữa vì lượng calo trong sữa khá dồi dào sẽ làm cơ thể tăng cân tuy nhiên hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại sữa đã được tách béo. Trong sữa chứa một lượng canxi cao mà cơ thể có thể hấp thu một cách dễ dàng, nhưng việc uống sữa bổ sung quá nhiều hàm lượng calci quá cũng sẽ không tốt cho cơ thể do đó nếu có dùng sữa bổ sung calci nên dùng một lượng vừa đủ.


Sữa chua giúp giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp
Sữa chua giúp giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp
- Pho mát: chứa một lượng lớn canxi, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều phomat mỗi ngày vì nó có thể là nguyên nhân khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng.

- Cá mòi: các nhà khoa học tìm thấy trong cá mòi một lượng lớn canxi và vitamin D. Ngoài ra cá còn chứa lượng omega-3 dồi dào.

- Trứng: là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, trong trứng có khoảng 6% vitamin D.

Trứng giúp xương chắc khỏe
Trứng giúp xương chắc khỏe


- Cá hồi: được biết đến có rất nhiều có lợi cho sức khỏe tim như omega-3 axit béo, giúp tăng sức khỏe cho tim và hệ cơ xương.

- Rau bina: những người không tiêu thụ được sữa và các sản phẩm từ sữa thì rau bina là lựa chọn thích hợp nhất. Khoảng 100-200g rau bina có thể cung cấp gần 25% nhu cầu canxi cho cơ thể mỗi ngày.

- Ngũ cốc: nguyên hạt chứa hàm lượng canxi và vitamin D khá lớn. Tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày có thể bổ sung 25% lượng vitamin D.

- Cá ngừ: chứa các chất béo có lợi cho cơ thể, 3 ounce cá ngừ có chứa khoảng 39% vitamin D có thể cung cấp cho cơ thể.

- Nước cam: không chỉ chứa vitamin D và canxi mà còn chứa một lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.


Chi tiết…

8 LỜI KHUYÊN BẢO VỆ CÁC KHỚP XƯƠNG HIỆU QUẢ

11:18 PM |
Viêm khớp, đau và sưng khớp khiến bạn khó chịu, vận động khó khăn. Dưới đây là 8 lời khuyên giúp bạn phòng tránh những vấn đề về khớp.



Vận động

Vận động thường xuyên, liên tục sẽ giúp các khớp xương luôn trơn chu, không bị khô cứng.


Dù bạn đang ngồi làm việc, đang nằm dài đọc sách hay xem ti vi, hãy thường xuyên thay đổi tư thế: đứng dậy, vươn vai, hít thở…
Chi tiết…

PHÒNG NGỪA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM HIỆU QUẢ

8:56 PM |

Đĩa đệm, là cái bao tròn, dẹt, đàn hồi, vỏ là lớp sợi bọc một nhân keo nằm giữa các đốt sống. Nó như một thứ giảm xóc để đốt sống vận động.


Nam nữ tùy cơ địa bẩm sinh, bắt đầu từ tuổi 20 - 30 đã chớm có dấu hiệu giảm độ mềm dẻo của lớp sụn vỏ vòng ngoài do ma sát nhiều dễ bị xơ hóa hoặc bị chấn thương do va đập hay cử động trái chiều, lặp lại làm trơ, nhờn, có thể gây rạn nứt, rách vỏ.


Nhân keo bên trong theo thời gian kém dần độ dẻo và có thể thoát vị qua chỗ nứt, rách, chui vào ống tủy, chèn ép rễ thần kinh gây đau, chèn ép tủy đốt cổ gây liệt, tàn phế suốt đời. Chèn ở vùng thắt lưng có thể mắc chứng rối loạn các cơ vòng trong và ngoài ở đầu ra tại bàng quang và giang môn mà đại, tiểu tiện không tự chủ được. Nhiều ca bệnh bị teo tóp chi, sinh hoạt và khả năng lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Trong y văn có hai khái niệm về cảm giác đau hoặc đau ở vùng lưng. Đau sinh lý và đau bệnh lý.
Chi tiết…